Rụng tóc nhiều là tình trạng tương đối phổ biến ở cả nam và nữ. Thông thường, tóc rụng không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu tóc của bạn vẫn có thể mọc lại theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn bị rụng tóc do nguyên nhân bệnh lý thì cần điều trị bệnh dứt điểm mới giúp tóc mọc lại được. Cùng tìm hiểu Nguyên nhân rụng tóc qua bài viết dưới đây nhé!
Trên thực tế, tình trạng rụng tóc ở mỗi người là khác nhau vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết sau của mình sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân này và gợi ý hướng khắc phục. Thế nhưng, đôi khi bạn sẽ cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về vấn đề này nhằm có hướng điều trị hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Tóc rụng nhiều là bệnh gì? Có điều gì cần lưu ý khi rụng tóc
- Hướng dẫn cách trị rụng tóc bằng vỏ bưởi đơn giản hiệu quả
- Cách nấu hà thủ ô trị rụng tóc tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Rụng tóc là gì? Tình trạng rụng tóc nhiều biểu hiện như thế nào?
Mỗi ngày, một người trưởng thành có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc là điều bình thường. Rụng tóc là một phần tự nhiên trong chu kỳ phát triển của tóc, một số tóc rụng đi sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới mọc.
Chu kỳ phát triển của tóc
Vòng đời của tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn phát triển (Anagen phase): 85 – 90% số tóc của bạn ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn kéo dài từ 2 – 3 năm đối với nam và từ 6 – 8 năm đối với nữ.
- Giai đoạn chuyển đổi (Catagen phase): Đây là giai đoạn mà các nang tóc teo lại và kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Trong đó, 1% số tóc của bạn ở giai đoạn này.
- Giai đoạn thoái triển (Telogen phase): Kéo dài từ 2 – 3 tháng sau đó tóc sẽ rụng đi, khoảng 9 – 14% số tóc của bạn ở giai đoạn này. Sau khi rụng, tóc mới sẽ mọc ra và bắt đầu lại vòng đời phát triển.
Rụng tóc nhiều biểu hiện như thế nào?
Rụng tóc nhiều có thể được ước tính là rụng trên 100 sợi mỗi ngày. Đồng thời, bạn còn nhận ra tình trạng này qua những dấu hiệu như:
- Phát hiện tóc rụng nhiều ở khắp nơi trong phòng, chẳng hạn như trên sàn nhà, gối ngủ, bồn rửa mặt, bàn trang điểm…
- Dễ dàng nhận thấy tóc gãy rụng khi chải hoặc vuốt tóc.
- Bạn thấy đường chẻ tóc trên đầu ngày càng rộng và lộ nhiều da hơn.
- Tóc mỏng hơn khi sờ vào, đối với các bạn nữ để tóc dài thì sẽ nhận ra đuôi tóc khi cột lên ngày càng nhỏ hơn.
- Trường hợp nghiêm trọng bạn sẽ nhận thấy da đầu loang lổ, thậm chí là bị hói.
10 nguyên nhân rụng tóc
Tình trạng tóc rụng nhiều có thể xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn do di duyền hoặc nang tóc đã bị tổn thương. Sau đây là những nguyên nhân gây rụng nhiều tóc bạn cần lưu ý:
1. Rụng tóc nhiều do di truyền – Nguyên nhân rụng tóc
Rụng tóc nhiều do di truyền có thể xảy ra đối với nam lẫn nữ. Điều này xảy ra khi bạn thừa hưởng các gene khiến nang tóc thu nhỏ theo thời gian và cuối cùng là ngừng phát triển. Đối với phụ nữ, rụng tóc do di truyền sẽ khiến tóc bạn mỏng dần và ngày càng lộ rõ da đầu. Đối với nam giới, chứng rụng tóc do di truyền có thể gây hói đầu.
2. Căng thẳng và áp lực
Sự căng thẳng, áp lực đến từ học tập, công việc hoặc các sự kiện đau buồn trong cuộc sống thường là nguyên nhân phổ biến khiến bạn rụng nhiều tóc. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: sau khi sinh con, sau phẫu thuật hoặc vừa khỏi bệnh cũng khiến tóc yếu và dễ rụng.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Sau khi bạn vượt qua được những vấn đề khiến mình lo lắng, căng thẳng thì quá trình rụng tóc sẽ ngừng lại và tóc sẽ phát triển bình thường trong vòng 6 – 9 tháng.
3. Hóa chất gây tổn thương tóc và da đầu – Nguyên nhân rụng tóc
Nếu da đầu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất do nhuộm, tẩy tóc, uốn tóc… thì thường khiến tóc gãy rụng. Mặc dù hầu hết trường hợp tóc của bạn vẫn có thể mọc lại nhưng nếu nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng sẽ rất dễ tạo ra các vết hói vĩnh viễn.
4. Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)
Đây là tình trạng tóc bị rụng theo từng mảng nhỏ khiến người bệnh khó nhận ra. Chứng rụng tóc này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc khiến tóc bị rụng.
5. Mất cân bằng hormone ở nữ – Nguyên nhân rụng tóc
Nguyên nhân chính gây mất cân bằng hormone thường là do phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Ngoài ra, khi dừng thuốc tránh thai hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh, bạn cũng có thể bị mất cân bằng hormone tạm thời. Các rối loạn hormone ở nữ có thể gây ra tình trạng rụng nhiều tóc khiến mái tóc trở nên mỏng hơn.
6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và cùng lúc nhận thấy tóc mình rụng nhiều hơn thì nên hỏi lại bác sĩ về các loại thuốc đang dùng. Lưu ý là bạn không nên vì tóc rụng mà tùy tiện bỏ dùng thuốc và không hỏi ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến việc trị bệnh.
7. Cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết cho tóc
Nếu cơ thể bạn đang thiếu những thành phần như protein, biotin, sắt và kẽm thì sẽ bị rụng tóc đáng kể. Tuy nhiên, đây là tình trạng rụng tóc tạm thời nên sau khi cơ thể bạn được bổ sung đầy đủ những thành phần kể trên thì tóc sẽ mọc trở lại.
8. Điều trị ung thư
Việc phải hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ thì có thể khiến phần lớn tóc bị rụng đi trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu quá trình điều trị. Trong trường hợp này, tóc thường mọc lại sau khi kết thúc quá trình hóa trị hoặc xạ trị một thời gian.
9. Một số nguyên nhân khác gây rụng tóc nhiều
- Bệnh vảy nến trên da đầu.
- Nhiễm trùng, viêm da đầu.
- Bệnh giang mai có thể gây rụng tóc loang lổ.
- Bệnh tuyến giáp có thể gây rụng tóc, làm tóc trở nên mỏng hơn.
- Cơ thể nhiễm một số độc tố như asen, thủy ngân, thallium, lithium hoặc dùng một lượng lớn vitamin A có thể gây rụng tóc.
- Đôi khi, kiểu tóc của bạn được cột quá chặt gây ảnh hưởng đến da đầu cũng có thể khiến tóc dễ gãy rụng.
Xem thêm:
- Cách tăng vòng 1 nhanh chóng tại nhà cho nàng ngực lép
- Collagen – Là dưỡng chất quan trọng cho sự phục hồi da
10. Một số bệnh lý khác khiến tóc rụng nhiều
Một số người bị mắc bệnh lý khác khiến tóc rụng nhiều gây mất thẩm mỹ và sự tự tin như:
- Bệnh lý tuyến giáp: Bệnh khiến hormone bị rối loạn, mất cân bằng. Lượng hormone tuyến giáp có thể bị giảm hoặc tăng đột biến kiến tóc thưa dần
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, nang tóc không thể hoạt động khiến tóc không mọc. Cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc vì nhầm là yếu tố ngoài xâm nhập.
- Bệnh viêm nhiễm da đầu: Các loại nấm, vi khuẩn tấn công khiến tóc dễ rụng, thâm chí gây rụng tóc từng mảng, hói đầu
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng này gây mất cân bằng hormone ở nữ khiến tóc rụng bất thường
Cách hỗ trợ khi tóc rụng nhiều tại nhà?
Việc cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều chỉ hiệu quả khi bạn tìm được nguyên nhân gây rụng tóc. Thông thường, bạn không cần điều trị bằng thuốc trong những trường hợp như rụng tóc do căng thẳng, thiếu chất hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh.
Thay vào đó, bạn nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn để tạo điều kiện giúp tóc mọc trở lại. Đồng thời, bạn có thể thử một số mẹo sau đây để cải thiện ngoại hình và đối phó với chứng rụng tóc hiệu quả:
- Xoa bóp đầu như khi bạn gội đầu để kích thích lưu lượng máu truyền đến da đầu và các nang tóc.
- Cắt tóc ngắn, tỉa thành nhiều lớp có thể giúp mái tóc của bạn trông dày hơn.
- Chải đầu bằng lược răng thưa, nhẹ nhàng và tránh cột tóc quá chặt.
- Ưu tiên dùng dầu gội, dầu xả dành riêng cho tóc yếu hay gãy rụng.
- Nếu đang trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị, bạn có thể đội tóc giả hoặc đội nón (mũ) để che đi khuyết do tóc rụng.
Trên đây là những nguyên nhân rụng tóc phổ biến nhất dành cho bạn. Nếu rụng tóc nhiều là do bệnh lý như vảy nến, giang mai… thì việc điều trị hoặc kiểm soát tốt bệnh lý đó mới là cách hiệu quả để giúp mọc tóc. Đối với trường hợp rụng tóc do di truyền hoặc nang tóc đã bị tổn thương nghiêm trọng nên tóc không thể mọc tự nhiên thì bạn cần đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để chẩn đoán. Sau đó đề xuất phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc hoặc cấy ghép tóc.
Tổng hợp: chiemlamdep.net