Nhức mỏi lưng là dấu hiệu gì? Nhức mỏi lưng dưới, là vấn đề mà bất kì độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Đặc biệt, do tính chất công việc phải ngồi nhiều hoặc vận động quá mạnh nên nhức mỏi lưng rất hay gặp ở người trưởng thành. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật trên toàn thế giới. Vậy nguyên nhân nhức mỏi lưng là do đâu và làm cách nào để đối phó với tình trạng này? Bài viết sau xin chia sẻ chi tiết hơn tới bạn đọc!
Các triệu chứng nhức mỏi lưng dưới
Nhức mỏi lưng là dấu hiệu gì? Triệu chứng chính khi bạn bị nhức mỏi lưng dưới là cảm giác đau nhức ở vùng thắt lưng. Các cơn đau nhức có thể từ đau âm ỉ, liên tục đến đột ngột, đau buốt, khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu, hạn chế thực hiện các công việc hàng ngày. Lâu ngày, khu vực nhức mỏi có thể lan rộng ra, thường gặp nhất là đau ở mông và chân.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị lang beng ở lưng tại nhà hiệu quả bằng thảo dược
- Cách trị viêm nang lông ở lưng an toàn và hiệu quả nhất
- Nổi cục u sau lưng có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh gì?
Nhức mỏi lưng dưới thường được chia làm 3 cấp độ, tùy thuộc vào thời gian tiến triển. Tình trạng nhức mỏi cấp tính thường diễn ra trong vòng vài ngày tới vài tuần (dưới 6 tuần). Nếu nhức mỏi tiếp tục trong khoảng 6-12 tuần, có thể bạn đã bước sang giai đoạn nửa mãn tính. Nhức mỏi lưng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính trong trường hợp các triệu chứng đau nhức kéo dài liên tục hơn 3 tháng.
Tham khảo: Trị mụn lưng với 5 bí kíp cực hay có thể thực hiện tại nhà
Nhức mỏi lưng là dấu hiệu gì?
Lưng là một bộ phận có cấu trúc phức tạp bao gồm dây chằng, cơ, xương… hoạt động phối hợp cùng nhau để nâng đỡ cơ thể và cho phép ta di chuyển. Bất kỳ thành phần nào trong số này nếu gặp vấn đề hoặc bị tổn thương đều có thể dẫn đến nhức mỏi lưng. Một số trường hợp, tình trạng nhức mỏi lưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng.
Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất gây nhức mỏi lưng dưới:
Căng cơ lưng hoặc dây chằng
Đây có thể coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng nhức mỏi lưng ở đa số người bệnh. Tình trạng đau nhức diễn ra do các cơ bắp và dây chằng xung quanh cột sống thắt lưng bị kéo căng quá mức.
Một số hoạt động có thể dẫn đến căng cơ và dây chằng vùng lưng dưới bao gồm:
Nâng hoặc mang vác vật quá nặng: Khi nâng vật nặng, áp lực sẽ dồn lên vùng cột sống, làm chèn ép các đĩa đệm và hệ thống dây thần kinh, gây ra tình trạng nhức mỏi.
Duy trì quá lâu một tư thế: Nếu bạn giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá dài, các mô cơ và dây chằng sẽ bị hạn chế hoạt động. Điều này cũng cản trở sự lưu thông tuần hoàn và làm các cơn nhức mỏi lưng xuất hiện.
Thay đổi tư thế đột ngột: Các chuyển động đột ngột cũng có thể dẫn đến co thắt cơ do cơ thể chưa kịp thích ứng và dẫn đến nhức mỏi lưng.
Tư thế hoạt động xấu: Các tư thế xấu khi thực hiện các công việc hàng ngày sẽ làm ảnh hưởng tới đường cong sinh lý của cột sống, gây chèn ép các cơ, mạch máu và gây đau nhức khó chịu.
Các bệnh lý xương khớp
Cột sống là bộ phận cấu tạo vô cùng quan trọng của cơ thể. Rất nhiều vấn đề khác nhau có thể ảnh hưởng tới cơ quan này và gây ra nhức mỏi lưng, trong đó, không thể không kể đến các bệnh lý xương khớp, điển hình bao gồm:
Thoái hóa cột sống: Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay càng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thoái hóa cột sống khiến lớp sụn xương dần bị mài mòn và hình thành các gai xương, dẫn đến tình trạng đau nhức vùng thắt lưng.
Viêm xương khớp: Viêm xương khớp có thể gây đau nhức tại nhiều vị trí, trong đó rất hay gặp ở hông và lưng dưới. Nguyên nhân là do các sụn khớp ở khu vực lưng dưới bị tổn thương và suy giảm chất lượng. Theo thời gian, bệnh lý này còn có thể dẫn đến hẹp ống sống tình trạng không gian giữa dây thần kinh cột sống và tủy sống bị thu hẹp và đây cũng là một nguyên nhân gây nhức mỏi thắt lưng.
Loãng xương: Loãng xương là tình trạng xương trở nên giòn, xốp và dễ dẫn tới xẹp hoặc gãy xương cột sống. Đốt sống bị xẹp có thể tạo áp lực lên dây thần kinh liên sườn làm xuất hiện các cơn đau nhức lưng từ âm ỉ đến dữ dội.
Thoát vị đĩa đệm: Cột sống bao gồm các đốt sống xếp chồng lên nhau. Vùng mô đệm giữa hai đốt sống chính là đĩa đệm. Khi bị thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm không còn ở vị trí bình thường mà sẽ chèn ép vào dây thần kinh gây tình trạng nhức mỏi lưng.
Vấn đề chấn thương
Chấn thương là một tình trạng rất hay gặp trong cuộc sống thường ngày, như vấp ngã, tai nạn xe… Khi bị chấn thương, các mô có thể chỉ bị tổn thương đơn giản hoặc nghiêm trọng hơn như gãy xương, trật khớp cấp tính.
Các chấn thương có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của lưng, nhưng hay gặp nhất là các chấn thương vùng lưng dưới. Khi bị chấn thương, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau liên quan đến thể chất, trong đó có đau nhức lưng. Tình trạng nhức mỏi lưng sẽ có mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Xem thêm:
- Top 5 cách làm trắng da tại nhà hiệu quả nhất cho chị em
- BHA – Nguyên liệu đem lại sức sống rạng ngời cho bạn
Đối tượng nào dễ bị nhức mỏi lưng dưới?
Bên cạnh câu Nhức mỏi lưng là dấu hiệu gì thì cần biết đối tượng hay bị nhức mỏi. Nhức mỏi lưng dưới có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào dù già hay trẻ. Tuy nhiên, một số yếu tố sẽ khiến bạn dễ bị nhức mỏi lưng hơn, điển hình có thể kể đến:
Tuổi tác: Càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị nhức mỏi lưng. Thông thường, tình trạng nhức mỏi lưng dưới sẽ bắt đầu khi bạn bước vào lứa tuổi 30 đến 40 tuổi.
Lười vận động: Khi không được vận động thường xuyên, các cơ sẽ bị yếu dần đi, điển hình như cơ ở lưng và bụng, dẫn đến đau nhức lưng dưới.
Thừa cân, béo phì: Nếu bị thừa cân, béo phì, trọng lượng của cơ thể sẽ tạo nên một áp lực lớn tới cột sống thắt lưng và có thể gây ra nhức mỏi.
Bệnh tật: Các bệnh lý liên quan tới xương khớp và ung thư là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ nhức mỏi lưng.
Nâng đồ vật không đúng cách: Khi bạn đặt trọng tâm vào lưng thay vì chân khi nâng đồ vật nào đó, nhất là vật nặng, các cơn đau mỏi lưng có thể xuất hiện.
Các bệnh tâm lý: Nếu bạn bị trầm cảm và hay lo lắng, nguy cơ phải đối mặt với chứng nhức mỏi lưng cũng sẽ cao hơn so với người có sức khỏe tâm lý bình thường.
Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có tỷ lệ bị đau nhức lưng cao hơn, có thể do thuốc lá gây ho nhiều và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Một lý do khác là hút thuốc nhiều sẽ làm giảm lưu lượng máu tới cột sống và tăng nguy cơ loãng xương.
Các biện pháp giúp giảm nhức mỏi lưng
Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau hay luyện tập tại nhà, bạn có thể tham khảo một số phương pháp khác để giảm bớt nhức mỏi lưng như sau:
Châm cứu: Tuy không phải là phương pháp được khuyến nghị, châm cứu đôi khi có thể được sử dụng để giảm nhức mỏi lưng trong các trường hợp không xác định được nguyên nhân. Bạn sẽ được châm các kim nhỏ vào một số huyệt đạo trên lưng, khi đó cơ thể sẽ tiết ra Endorphin một chất giảm đau tự nhiên, cũng như làm kích thích các mô cơ và thần kinh.
Vật lý trị liệu: Các nhà trị liệu sẽ dùng các biện pháp khác nhau như nắn chỉnh xương khớp, kích thích xung điện và giới thiệu một số bài tập để cải thiện sức mạnh, sự linh hoạt của lưng, bụng. Bạn sẽ được khuyến khích thực hành các kỹ thuật thường xuyên, ngay cả khi hết đau, để ngăn ngừa nhức mỏi tái phát.
Massage: Massage lưng cũng là một phương pháp hiệu quả giúp giảm nhức mỏi do làm giãn cơ, thả lỏng các khe khớp và tăng cường tuần hoàn. Ngoài ra, massage không chỉ giúp xoa dịu nhức mỏi mà còn giúp thư giãn cơ thể. Bạn nên kết hợp massage và các bài luyện tập giãn cơ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Nhức mỏi lưng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng hoặc sự bất thường của một số cơ quan khác, nếu không điều trị có thể làm bệnh diễn biến phức tạp hơn nhưng lại hay bị nhiều người bỏ qua. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để phát hiện và kiểm soát kịp thời tình trạng bệnh.
Hy vọng bạn đã biết được nhức mỏi lưng là dấu hiệu gì rồi. Ngoài ra, hãy duy trì một tinh thần thoải mái, thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ nhức mỏi lưng bạn nhé!
Tổng hợp: chiemlamdep.net