Hôi nách là triệu chứng không chỉ làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của khổ chủ mà thậm chí còn là dấu hiệu nhận biết của một cơ thể chưa khỏe mạnh. Vậy nguyên nhân hôi nách đến từ đâu? Có phải do không vệ sinh cá nhân sạch sẽ dẫn tới tình trạng hôi nách? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về chứng bệnh này nhé!
1. Tác hại của hôi nách là gì?
Tình trạng hôi nách có thể được xem là một bệnh lý, khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và cách điều trị cũng không phải dễ dàng. Biểu hiện của hôi nách là khi có mùi khó chịu toả ra từ vùng nách của cơ thể con người. Hiện tượng này thậm chí có thể xuất hiện khi người bệnh không hề có hoạt động gì và cũng không bị đổ mồ hôi nách.
Đối với xã hội:
Chắc hẳn ai cũng sẽ nhận thấy bệnh hôi nách gây ảnh hưởng nhiều như thế nào tới đời sống cá nhân và đời sống xã hội. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của người bệnh khi tiếp xúc với những người khác như: luôn có tâm lý lo ngại, tự ti, xấu hổ khi nói chuyện, ngồi cùng hay thậm chí đứng ngồi gần với những người bạn, người đồng nghiệp hay thậm chí là gia đình họ.
Có nhiều người bệnh bị hôi nách đã phải từ bỏ những công việc mơ ước của họ chỉ vì tự ti về mùi cơ thể, hay cũng có những trường hợp người bệnh phát hiện mình bị hôi nách nên đã không dám tìm kiếm “một nửa” cho mình vì sự thiếu tự tin,…
Đối với sức khỏe con người:
Bệnh lý này có thể sẽ dẫn tới các ảnh hưởng về sức khỏe nạn nhân, đặc biệt hơn cả là làn da. Một số căn bệnh như viêm da, nấm, chàm đều có khả năng cao là do tình trạng hôi nách gây nên. Bên cạnh đó, người mắc chứng hôi nách sẽ có khả năng bị hôi chân, hôi miệng cao hơn những người khác. Ngược lại thì cũng có những nghiên cứu cho rằng, người bị mắc các chứng bệnh về viêm nhiễm, nấm da cũng có thể sẽ là một trong những nguyên nhân hôi nách.
2. Các nguyên nhân hôi nách bạn nên biết
Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi nhắc tới bệnh hôi nách là: “Nguyên nhân hôi nách có phải là do vệ sinh không sạch sẽ?”
Ý kiến này không hề sai, tuy nhiên nguyên nhân hôi nách không phải chỉ đến từ việc vệ sinh cá nhân của người bệnh mà nó có thể là do:
- Thực phẩm có thể là nguyên nhân gây hôi nách: Sử dụng các chất kích thích nhiều, uống nhiều bia rượu, hay ăn đồ ăn cay, các đồ nướng, các loại gia vị nặng mùi như tỏi, hành, tiêu,… Bên cạnh đó, khả năng người bệnh không cung cấp đủ lượng kẽm cho cơ thể cũng có thể là một trong những nguyên nhân hôi nách.
- Di truyền: Bệnh hôi nách cũng có thể là do di truyền từ thế hệ trước. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cả cha và mẹ đều bị hôi nách thì khả năng con cái cũng mắc bệnh lên tới 85%.
- Nguyên nhân hôi nách từ các bệnh lý nền: Một số bệnh lý về gan, thận, tuyến giáp, hệ tiêu hóa, các bệnh viêm nhiễm,… Ngoài ra, cũng có thể là do tác dụng phụ khi điều trị các căn bệnh trên.
- Độ tuổi: Ở độ tuổi dậy thì, các bộ phận, cơ quan hay các tuyến mồ hôi sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn này cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc hôi nách. Nội tiết tố cũng sẽ thay đổi nhiều từ đó mùi cơ thể bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là mùi hôi nách. Trường hợp này cũng có thể sẽ gặp ở phụ nữ đang mang thai, đã sinh con hoặc tiền mãn kinh.
- Nguyên nhân gây ra hôi nách cũng có thể đến từ đặc thù công việc của người bệnh có tần suất hoạt động nhiều và cao, cùng với môi trường làm việc nóng bức, ngột ngạt, dễ gây viêm nhiễm,…
- Tâm trạng bất ổn, căng thẳng đầu óc,… cũng sẽ khiến cho các tuyến mồ hôi sản sinh quá đà và kéo theo mùi hôi khó chịu.
- Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ là nguyên nhân hôi nách thường dễ gặp: Việc ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh cùng với việc lười tắm rửa sẽ là nguyên nhân lớn khiến cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hay thậm chí là tự sản sinh ở những vùng ẩm ướt như nách.
3. Điều trị hôi nách?
Nguyên nhân hôi nách có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh không sạch sẽ, căng thẳng đầu óc,… do vậy khả năng cao có thể chỉ bị hôi nách bộc phát. Trong trường hợp này người bệnh có thể chỉ bị hôi nách nhẹ thì việc sử dụng các loại thuốc xịt ngăn mùi cũng sẽ được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc xịt chỉ có tác dụng giảm bớt mùi hôi khó chịu từ nách trong một khoảng thời gian nhất định chứ không thể chữa trị triệt để.
Bên cạnh đó, một số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng chữa chứng hôi nách ở mức độ nhẹ như:
- Các loại lá trầu không, lá khế,… xay hoặc giã nát ra, sau đó đắp lên vùng nách từ 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Ép lấy nước gừng thoa lên vùng nách, hoặc dùng nước cốt chanh cũng hiệu quả.
Trường hợp nguyên nhân hôi nách do các bệnh lý nền gây ra hoặc do di truyền,… thì mức độ nặng cũng sẽ cao và kéo dài hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp như chiếu laser, phẫu thuật, tiêm botox,… sẽ có tác dụng triệt tuyến mồ hôi ở nách, giảm triệu chứng hôi nách.