Cách trị mụn cóc sẽ giúp bạn có lại được làn da tự nhiên, không bị gây phiền hà bởi những nốt mụn làm mất tính thẩm mĩ, thậm chí là gây ngứa ngáy, khó chịu. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phổ biến được mọi người sử dụng để loại bỏ triệt để tình trạng mụn cóc. Cùng bài viết tìm hiểu về mụn cóc và cách trị nhé.
Tìm hiểu mụn cóc và nguyên nhân của tình trạng này
Mụn cóc là một căn bệnh da liễu ở người, xuất hiện do tăng sinh bất thường ở da. Các hạt mụn cóc này trông giống như những khối u nhỏ xấu xí, sần sùi mọc lên trên bề mặt da, thường có màu trắng, đôi khi lại là các đốm đen nhỏ tập trung vào một khu vực nhất định.
Tác nhân gây ra căn bệnh này là virus HPV – Human Papilloma Virus, hiện loại này có hơn 60 chủng khác nhau. Chúng xâm nhập vào da người qua những vết vết xước nhỏ, như vậy cũng đã tạo điều kiện để loại virus này gây ra mụn cóc.
Để tìm ra được cách trị mụn cóc hiệu quả nhất với từng đối tượng, cần hiểu được nguyên nhân căn bệnh này là gì. Chủ yếu vẫn là từ loại virus HPV kể trên, tuy nhiên mụn cóc có thể lây lan từ người sang người do dùng chung các đồ dùng cá nhân.
Việc nặn những hạt mụn cóc đã có trên da khiến cho những nốt mụn đó lây lan nhanh hơn trên chính cơ thể người bệnh. Để cho da ẩm do ngâm nước lâu hoặc có những vết xước hở đều dễ bị mắc bệnh.
Đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này là trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Những người miễn dịch yếu cũng là điều kiện để virus HPV dễ xâm nhập. Thói quen đi chân đất ở những nơi ẩm ướt cũng khiến cho bạn có nguy cơ bị mụn cóc.
Đặc điểm nhận dạng mụn cóc ở người
Nếu không phải là những bác sĩ có chuyên môn, khi xuất hiện mụn cóc, nhiều người chủ quan, không biết và cho rằng đó chỉ là những nốt mụn thông thường. Bài viết sẽ chỉ ra những đặc trưng dễ gặp nhất của mụn cóc để các bạn có thể nhanh chóng nhìn ra căn bệnh này.
Phân loại mụn cóc thường gặp
Thông thường mụn cóc sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân với kích thước và màu sắc cũng khác nhau. Mất khoảng vài tháng để chúng phát triển và xuất hiện dần ở trên da. Dưới đây là những loại hạt mụn cóc thường gặp ở người:
- Mụn cóc thông thường: Loại này thường sần sùi, có màu xám đen. Xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, xung quanh móng do các vết xước trong quá trình cắt tỉa, làm móng chân móng tay. Kích thước của mụn cóc thường nhỏ.
- Mụn cóc sợi mảnh: Đúng như cái tên, hình dáng của loại này là mảnh và thon dài, hay nổi lên ở quanh mắt, mũi hoặc miệng.
- Mụn cóc phẳng: Có kích thước từ 1 đến 5 mm, ít sần sùi hơn. Mụn cóc phẳng xuất hiện ở mọi đối tượng, thường gặp ở bàn tay, cẳng tay, trên cổ, trên mặt, sau lưng.
- Mụn cóc ở chân: Đây là loại mụn gây khó chịu nhất cho người bệnh. Trường hợp này mụn xuất hiện ở lòng bàn chân, gót chân, khi đi lại do áp lực mụn sẽ vỡ ra, gây cảm giác khó chịu, đau nhức.
- Mụn cóc sinh dục: Loại mụn cóc này còn được nhiều người biết đến với căn bệnh sùi mào gà. Chúng có tốc độ lây nhiễm cao và để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mụn cóc
Mụn cóc dù thuộc loại nào cũng sẽ ít nhiều gây khó chịu trên da. Những trường hợp gây khó chịu nhất là mụn cóc xuất hiện ở lòng bàn chân, xung quanh móng tay, móng chân và dễ bị vỡ ra. Một vài cách đơn giản để bạn nhận biết xem liệu mình có đang bị mụn cóc hay không.
- Những nốt mụn với kích thước đang to lên và ngày càng mang đến cảm giác đau đớn.
- Dựa vào những đặc điểm, màu sắc và kích thước.
- Các nốt mụn gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của bạn.
- Bạn đã chữa trị mụn cóc nhưng có thể chưa triệt để hoàn toàn.
Cách trị mụn cóc vừa hiệu quả lại an toàn
Sau khi hiểu được nguyên nhân, loại mụn cóc đang gặp phải và mức độ nghiêm trọng của chúng, bạn sẽ lựa chọn được một cách trị mụn cóc phù hợp và hiệu quả nhất cho mình. Dù bệnh này được cho là để một thời gian sau sẽ tự khỏi, nhưng nếu chúng có dấu hiệu nặng và lây lan ra các bộ phận khác thì bạn cần phải tìm cách điều trị triệt để và kịp thời.
Cách trị mụn cóc với phương pháp gia truyền
Ngày xưa, khi y học chưa phát triển, ông cha ta đã tìm ra những phương thuốc quen thuộc có trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta để điều trị bệnh mụn cóc này. Nhiều người lựa chọn phương pháp gia truyền bởi chúng lành tính và dễ thực hiện, tuy nhiên cũng phải hết sức cẩn thận trong quá trình chữa trị.
- Cách trị mụn cóc với tỏi: Trong tỏi có chứa chất allicin có tính năng kháng trùng tốt. Giã tỏi để lấy nước cốt và thoa lên bề mặt có nốt mụn cóc rồi rửa lại sau 2 – 3 giờ bằng nước ấm. Kiên trì trong 3 – 5 tuần.
- Sử dụng lá tía tô: Tía tô có chứa Limonene và Perillaldehyde với tác dụng cực cao trong việc ngăn ngừa sự sinh sôi của virus HPV. Sau khi giã nhỏ lá tía tô, đắp lên vùng có nốt mụn rồi dùng gạc băng lại để cố định. Sau vài tuần nốt mụn sẽ xẹp đi.
- Vỏ chuối đắp lên mụn cóc: Tưởng chừng chỉ là thứ bỏ đi nhưng vỏ chuối lại có công dụng không ngờ trong điều trị mụn cóc. Giống với lá tía tô, vỏ chuối cũng được xay ra để đắp lên nốt mụn ở chân hoặc tay.
- Sử dụng nha đam: Gel lô hội được xem là phương thuốc thần kỳ khi được người xưa sử dụng để chữa rất nhiều các bệnh ngoài da. Đắp lô hội lên vùng bị nổi mụn cóc rồi đắp vải xung quanh cố định trong một giờ.
Cách trị mụn cóc tại bệnh viện
Không phải cách chữa gia truyền nào cũng sẽ phù hợp. Phương pháp an toàn nhất mà bài viết đưa ra cho bạn vẫn là đến thăm khám và nghe theo lời khuyên chữa trị của bác sĩ. Với công nghệ y học hiện đại như ngày nay, cách trị mụn cóc trở nên đơn giản và dễ dàng thực hiện hơn rất nhiều.
Khi đến bệnh viện, thường sẽ có ba phương pháp căn bản giúp bạn điều trị mụn cóc là đốt điện, áp lạnh và tiểu phẫu. Với những nốt mụn nhỏ và mới, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng cách điều trị đốt điện, vừa tiết kiệm lại có hiệu quả tốt. Nếu nốt mụn to hơn và đã có tình trạng kéo dài thì nên xem xét về phương pháp áp lạnh hoặc tiểu phẫu, tránh để lại di chứng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp để tránh bị mụn cóc
Sau khi đã có cách trị mụn cóc phù hợp, hiệu quả và loại bỏ được triệt để, bạn cần phải xây dựng cho mình những thói quen tốt trong sinh hoạt để tránh việc mắc lại căn bệnh này một lần nữa. Dưới đây sẽ là những gợi ý dành cho bạn để giúp phòng chống sự xuất hiện của mụn cóc.
- Bỏ thói quen cắn móng tay; sử dụng bộ cắt móng riêng để tránh nguy cơ lây lan từ những người khác.
- Giữ cho da luôn khô ráo, bởi da ẩm ướt do tiếp xúc với nước nhiều sẽ tạo cơ sở để mụn cóc phát triển.
- Thay đổi tất, giặt giày thường xuyên để tránh vi khuẩn tiếp xúc với bàn chân.
- Vệ sinh chân tay và thân thể sạch sẽ.
- Không sử dụng chung đồ dùng với người khác, kể cả người thân thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 Cách trị hôi nách đơn giản hiệu quả mà nhiều người dùng!
- Top 5 kem tan mỡ bụng hiệu quả 2022 lấy lại vòng eo thon gọn
Tổng kết
Như vậy là bài viết đã đưa đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất về căn bệnh mụn cóc, cách nhận biết và nguyên nhân của chúng, đặc biệt là cách trị mụn cóc đạt được hiệu quả tốt nhất. Mong rằng với những thông tin chất lượng này đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về mụn cóc và cách trị cho chính xác nhất.